GS.TS. Võ Khánh Vinh

(Ngày 9/10/2023, Trường Đại học Thăng Long, tổ chức thành công Hội thảo khoa học: Đào tạo đại học ngành luật theo định hướng ứng dụng tại các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam. Đến dự có PGS.TS Lê Vũ Nam, phó Hiệu trưởng nhà trường. Chủ trì hội thảo GS.TS. Võ Khánh Vinh và đông đảo các nhà khoa học và nhà tuyển dụng tham gia. Theo đó, Công ty Luật ThinkSmart tham gia đóng góp ý kiến với tư cách là nhà tuyển dụng và đào tạo).

Tóm tắt: Trong giai đoạn phát triển hiện nay, bảo đảm chất lượng đào tạo luật là tôi khi cấp bách, yếu tố quyết định, giá trị cốt lõi của các cơ sở đào tạo luật ở nước ta. Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện chủ trương phát triển nguồn nhân lực pháp luật theo hướng nâng cao chất lượng, rà soát, sắp xếp hợp lý các cơ sở đào tạo cử nhân luật. Các trường đại học ngoài công lập ở nước ta đã và đang đào tạo nguồn nhân lực pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phục vụ phát triển đất nước. Trong bối cảnh đó, bài viết làm sáng tỏ chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với việc đào tạo nhân lực pháp luật trong giai đoạn hiện nay và yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo luật tại các trường đại học ngoài công lập ở nước ta.

Từ khoá: Nhân lực pháp luật, đào tạo nhân lực pháp luật; chất lượng đào tạo luật theo định hướng ứng dụng.

1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC PHÁP LUẬT TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ một trong ba đột phá chiến lược của phát triển đất nước là:

“Tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam.

Đẩy nhanh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, trọng tâm là hiện đại hoá và thay đổi phương thức giáo dục, đào tạo, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài; có chính sách vượt trội để thu hút, trọng dụng nhân tài, chuyên gia cả trong và ngoài nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức có phẩm chất tốt, chuyên môn nghề nghiệp, tận tuy, phục vụ nhân dân”.

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đặc biệt chủ trọng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật trong giai đoạn mới. Cụ thể, Nghị quyết số 27-NQ/TW coi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật là một trong những nội dung trọng tâm của việc tiếp tục xây dựng và thiện Nhà nước quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, gắn việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán; bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật. Nghị quyết số 27-NQ/TW chỉ rõ: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quản, bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật”,

Cong ty luat ThinkSmart 2

Để thực hiện nội dung trọng tâm đó, Nghị quyết số 27-NQ/TW đã đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Đó là:

– Tập trung phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nền hành chính quốc gia; cải cách mạnh mẽ chế độ công vụ, công chức; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm, tiêu chuẩn nghiệp vụ, tiêu chỉ đánh giá cán bộ, công chức, viên chức dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao bằng sản cụ thể và sự hải lòng của người dân, doanh nghiệp.

– Phát triển nguồn nhân lực pháp luật, hiện đại hoả phương thức, phương tiện xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế, tổ chức làm công tác pháp luật; nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Phát triển khoa học pháp lý, nâng cao chất lượng các cơ sở nghiên cứu và đào tạo pháp luật. Có cơ chế thích hợp bảo đảm và tăng cường nguồn lực đầu tư, đổi mới cơ chế phân bổ, sử dụng hiệu quả kinh phí xây dựng và thi hành pháp luật.

– Phát triển nhân lực tư pháp đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, có cơ cấu hợp lý. Nâng cao chất lượng tạo nhân lực tư pháp; rà soát, sắp xếp hợp lý các cơ sở đào tạo cử nhân luật. Xác định rõ hệ tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, kiến thức pháp luật, kinh tế, xã hội và kinh nghiệm thực tiễn đối với từng chức danh, nhân lực tư pháp. Mở rộng nguồn, đẩy mạnh thực hiện cơ chế thi tuyển để bổ nhiệm các chức danh tư pháp. Đối mới chính sách, chế độ tiền lương, thời hạn bổ nhiệm và cơ chế bảo đảm để đội ngũ cán bộ tư pháp yên tâm công tác, liêm chính, công tâm, chuyên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là đối với đội ngũ thẩm phán.

– Nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo nhân lực hợp tác pháp luật quốc tế; xây dựng cơ chế thúc đẩy sự tham gia và hiện diện của chuyên gia pháp luật Việt Nam trong các thiết chế pháp luật quốc tế, hoàn thiện cơ chế pháp lý về bảo hộ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.

Để thực Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 Hội nghị lần thử sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, Chính phủ ban hành Nghị quyết số: 77/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2023 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 Hội nghị lần thứ sáu Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Nghị quyết số: 77/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo trì, hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo đưa nội dung phù hợp về Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng của hệ thống giáo dục quốc dân; rà soát, sắp xếp hợp lý các cơ sở đào tạo cử nhân luật và Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trị, phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng Đề án: “Tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật đến năm 2030″ trình Thủ tướng Chính phủ vào năm 2023.

Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đặt ra yêu cầu cao đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật để đáp ứng sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, từ đó đặt ra yêu cầu cao đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực pháp luật để đáp ứng sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

2. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO LÀ ĐÒI HỎI CẤP BÁCH, YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO LUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM

2.1. Về triết lý đào tạo luật tại các cơ sở đào tạo ngoài công lập

Mỗi cơ sở đào tạo luật nói chung, cơ sở đào tạo luật ngoài công lập nói riêng cần phải xác định rõ triết lý về đảo tạo luật tại cơ sở của minh. Triết lý đó phải hưởng đến các nội dung mang tính giá trị sau đây:

1) Đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao cho phát triển đất nước, yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; đây là đặc điểm thể hiện giá trị cốt lõi, mang tính phổ biển của mọi chương trình đào tạo, trong đó có chương trình đào tạo luật.

2) Cần phải thể hiện bản sắc, thể mạnh, tính đặc thù của các cơ sở đào tạo luật ngoài công lập là các cơ sở đào tạo đa ngành, liên ngành, gắn liền cơ bản với việc đảo tạo nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực khác nhau của xã hội, do vậy, triết lý đảo tạo cần phải thể hiện bản sắc, thể mạnh, tỉnh đặc thù đó trong đào tạo ngành luật.

3) Phù hợp với xu hướng đào tạo trên thế giới trong đào tạo luật; nội dung này nói lên tính hội nhập, tỉnh phủ hợp, tỉnh hợp tác quốc tế của Chương trình đào tạo luật.

4) Các cơ sở đào tạo luật ngoài công lập cần huy động mọi nguồn lực tốt nhất cho việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo theo hướng bảo đảm cao nhất chất lượng đào tạo luật, đặc biệt nguồn nhân lực giảng viên.

Phap luat ve . 7

2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo – đòi hỏi cấp bách, yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển đào tạo luật theo định hướng ứng dụng tại các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam

2.2.1. Về nhận thức chung

Sự phát triển xã hội đã và đang tiến tới chất lượng, coi trọng chất lượng, lấy đó làm thước đo của sự phát triển. Chất lượng là giá trị cốt lõi của sự phát triển xã hội. Đảng và Nhà nước ta chủ trương và khẳng định: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Theo lôgic đó, nâng cao chất lượng đào tạo là đòi hỏi cấp bách, yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển đảo tạo luật theo định hướng ứng dụng tại các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam.

Chất lượng đào tạo nói chung, chất lượng đào tạo luật nói riêng, trong đó có chất lượng đào tạo luật theo định hướng ứng dụng là một hiện thực tổng hợp, một phạm trù tổng hợp phản ánh hiện thực tổng hợp đó. Điều đó có nghĩa rằng, chất lượng đào tạo là một hiện thực, phạm trù đa phương diện, bao gồm nhiều yếu tố thành tố cấu thành. Ng được thể hiện và cần phải được thể hiện trong toàn bộ các yếu tố thành tố cấu thành nên giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng, từ yếu tố cao nhất, khái quát nhất là triết lý phát triển cho đến các yếu tố cụ thể khác: chương trình, đội ngũ giảng viên, phương pháp dạy-học, học liệu, môi trường dạy-học, cơ sở vật chất, công nghệ và các yếu tố khác.

Trước hết, về mặt nhận thức mang tinh triết lý, chiến lược phát triển, các cơ sở đào tạo luật nói chung, các cơ sở đào tạo ngành luật theo định hướng ứng dụng tại các trường đại học ngoài công lập nói riêng, cần phải xác định rõ rằng, chất lượng đào tạo, bảo đảm chất lượng đào tạo luật là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mình. Việc xác định ở tầm cao triết lý như vậy để tập trung toàn bộ nguồn lực cho việc bảo đảm chất lượng đào tạo luật.

Tiếp đến, bảo đảm chất lượng đào tạo được hiện thực hoá trong mục tiêu đào tạo luật. Mục tiêu đó được thể hiện trong toàn bộ quá trình đào tạo, trong từng thành tố cấu thành nên quá trình đào tạo nguồn nhân lực pháp luật. Đó là mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể. Điều đó có nghĩa là đào tạo nhân lực pháp luật phải hướng đến để bảo đảm và đạt được chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ phát triển đất nước.

Nâng cao chất lượng của chương trình đào tạo luật theo định hưởng ứng dụng. Đây là yếu tố quyết định đầu tiên, mang tính nội dung “vai diễn” trên “sân khấu” đảo tạo ngành luật, chi phối, gắn liền với các yếu tố khác, nhất là yếu tố đội ngũ giảng viên. Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, yêu cầu phục vụ xã hội, yêu cầu của người học – người được đào tạo, trạng thái chương trình đào tạo hiện có, xu hướng phát triển, sự cạnh tranh ngày càng cao trong đào tạo ngành luật và trách nhiệm xã hội của cơ sở đào tạo quyết định tính tất yếu khách quan của nâng cao chất lượng của chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng.

Ai có trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng của chương trình đào tạo ngành luật theo định hướng ứng dụng? Phải chăng đó là: Hội đồng trường, Lãnh đạo nhà trường/cơ sở đào tạo, Hội đồng khoa học và đào tạo của nhà trường, các Khoa và đơn chuyên môn liên quan của cơ sở đào tạo, đội ngũ giảng viên ngành luật và các ngành có liên quan là các chủ thể chính, có trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng của chương trình đào tạo. Mỗi chủ thể đều có trách nhiệm của mình ở những phương diện khác nhau, nhưng trong đó đội ngũ giảng viên ngành luật đóng vai trò quyết định.

Phap luat ve . 2

2.2.2. Về giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo luật theo định hướng ứng dụng

2.2.2.1. Xây dựng và thực hiện đúng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Vấn đề đặt ra là cần phải làm gì để nâng cao chất lượng đào tạo luật theo định hướng ứng dụng tại các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam nói riêng và tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam nói chung? Phải chăng đó là xây dựng và thực hiện đúng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo luật theo định hướng ứng dụng tại các cơ sở đầu tạo ngoài công lập. Chuẩn đầu ra ở đây được hiểu là chuẩn đầu ra của chương trình tổng thể và chuẩn đầu ra của từng học phần. Có thể nói đây là xây dựng và thực hiện đúng “vai diễn” trong đào tạo.

Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo luật (bao gồm chương trình đào tạo tổng thể và chương trình của từng học phần) theo định hướng ứng dụng được thể hiện khác quát ở các chuẩn đầu ra sau đây:

Về tư duy, phương pháp, phải có tư duy pháp lý, tư duy biết, giải quyết vấn để pháp lý, gắn quy định pháp luật với thực tiễn pháp lý, có phương pháp phân tích pháp lý- xã hội, so sánh pháp luật. Chuẩn đầu ra này chưa được chú trọng trong đào tạo luật ở nước ta, cần phải được sớm bổ sung để nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo được những nhân lực pháp luật đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Về kiến thức, hiểu biết một cách có hệ thống các kiến thức lý luận và pháp luật cơ bản về nhà nước và pháp luật nói chung, các kiến thức lý luận và pháp luật chuyên sâu về chuyên ngành pháp luật được đảo tạo.

Về kĩ năng, có kỹ năng phân tích pháp luật, phân tích sự kiện pháp lý và các dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề thực tiễn trong chuyên ngành pháp được đào tạo; có kỹ năng truyền đạt tri thức, thảo luận và trao đổi các vấn đề chuyên môn thuộc chuyên ngành pháp luật được đào tạo; có kỹ năng phân tích tổng hợp và sử các công nghệ trong lĩnh vực chuyên ngành pháp luật được đào tạo.

Về năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khả năng đảm nhận công việc được giao theo chuyên ngành pháp luật được đào tạo; khả năng làm việc độc lập, tương tác và khả năng làm việc nhóm; khả năng thích nghi với môi trường làm việc; khả năng đánh giá công việc của mình.

2.2.2.2. Nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên

Đây là “người diễn” của chương trình đào tạo. Cần phải hình thành và xây dựng được đội ngũ giảng viên có năng lực, khả năng, tâm huyết và trách nhiệm để thực hiện có chất lượng nội dung chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra đã được xác định. Điều này đòi hỏi phải tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu của Chương trình; sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên cơ hữu của cơ sở đào tạo; huy động đội ngũ giảng viên giỏi ở bên ngoài tham gia đảo tạo; trì, cũng cố và phát triển bản sắc đào tạo của cơ sở đào tạo.

– Áp dụng phương pháp dạy-học về luật học như thế nào để bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo. Phải chăng chỉ truyền đạt kiến thức, thuyết trình của giảng viên hay kết hợp điều đó nêu vấn đề, hướng dẫn cách giải quyết vấn đề, cách tư duy để giải quyết vấn đề.

Cong ty luat ThinkSmart 3

2.2.2.3. Xây dựng cơ sở học liệu phục vụ đào tạo theo chương trình

Đây là nội dung rất quan trọng nói lên bảo đảm tính độc lập, năng lực, sự quan tâm và trách nhiệm của đội ngũ giảng viên của cơ sở đào tạo. Nghiên cứu cho thấy, các cơ sở đào tạo ngành luật theo định hướng ứng dụng tại các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam, chưa thực sự quan tâm đến nội dung quan trọng này, đang ở trong trạng thái “vay mượn” cơ sở học liệu để đào tạo. Có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng đỏ, nhưng nguyên nhân chủ quan là chính. Nguyên nhân chủ quan bao gồm cả nhận thức, năng lực, khả năng, sự đầu tư…Chúng tôi cho rằng, cần phải đặc biệt quan tâm đến nội dung này, bởi vì nó thể hiện bản sắc, năng lực thực sự của cơ sở đào tạo. Cần phải có “chiến lược” hay “tầm nhìn” đúng để thực hiện nội dung này nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại cơ sở đào tạo.

2.2.2.4. Coi trọng và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng của đào tạo

Nghiên cứu học và nâng cao chất lượng đào tạo luật nói chung, đào tạo luật theo định hướng ứng dụng nói riêng gắn liền chặt chẽ với nhau. Kết quả của nghiên cứu cung cấp dữ liệu đầu vào cho việc xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo. Nhu cầu đào tạo đặt hàng cho nghiên cứu để phục vụ đào tạo. Nghiên cứu cho thấy, các cơ sở đào tạo luật theo định hướng ứng dụng tại các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam, chưa thực sự quan tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học, bao gồm cả hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên lẫn hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Thực tiễn cho thấy, cơ sở đào tạo luật nào coi hoạt động này thì sẽ khơi dậy sự sáng tạo, tính tích cực, sự hãng suy nghiên cứu khoa học của cả giảng viên và sinh viên, tạo ra môi trường học thuật tốt, tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng đào tạo ở đó. Chúng tôi cho rằng, các cơ sở đào tạo luật ngoài công lập cần phải xây dựng và thực hiện hệ vấn đề nghiên cứu (của giảng viên và của sinh viên) phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo luật tại cơ sở của mình. Ở đây chưa nói đến, theo Luật Giáo dục đại học, nghĩa vụ nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên.

2.2.2.5. Vấn đề kiểm định chất lượng đào tạo

Kiểm định chất lượng đào tạo là một điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo. Vấn đề đặt ra là khi xây dựng chương trình đào tạo phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiểm định chất lượng, tức là cần phải lồng ghép các yêu cầu của kiểm định chất lượng vào trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo luật. Tiếp đến, cần phải tiến hành tiến hành kiểm kiểm định trong quá trình thực hiện chương trình đào tạo, tiến hành kiểm định trong, kiểm định ngoài, tiến hành đánh giá, tổng kết, đặc biệt sự đánh giá của người học.

2.2.2.6. Quản lý việc thực hiện chương trình đào tạo

Đây là một trong những yếu tố bảo đảm chất lượng đào tạo. Quản lý tốt việc thực hiện chương trình đào tạo sẽ góp phần bảo đảm chất lượng đào tạo. Vấn đề đặt ra là phải xác định rõ trách nhiệm và sự phối hợp của các bộ phận có trách nhiệm trong lĩnh vực này. Quản lý như thế nào về chuyên môn, quản lý như thế nào về hành chính? Sự phối hợp như thế nào

2.2.2.7. Những vấn đề khác

Đó là những vấn đề như: Môi trường đào tạo? Hợp tác trong nước và quốc tế Đào tạo cho ngoài? Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo? Đây cũng là các yếu tố góp phần tạo nên chất lượng đào tạo tại một cơ sở đào tạo.

Kết luận

Nâng cao chất lượng đào tạo là đòi hỏi cấp bách, yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển đào tạo luật theo định hưởng ứng dụng tại các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam. Chất lượng đào tạo luật bao gồm nhiều yếu tố, gắn liền với tất cả các phương diện khác nhau của đào tạo luật. Các trường đại học đào tạo luật ngoài công lập cần phải nhận thức đẩy đủ và tập trung mọi nguồn lực để đào tạo được nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao cho phát triển đất nước./.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *