Nhóm nghiên cứu Luật học Themis
Câu lạc bộ Luật học Themis
Khoa Luật – Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Muốn xét một hành vi phạm pháp có phải là tội phạm hay không thì phải nắm được bản chất của hành vi đó. Hay có thể hiểu là phải xem đó là tội phạm hay là vi phạm pháp luật khác. Đó là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của luật hình sự xã hội chủ nghĩa. Để đánh giá được đúng bản chất của từng loại hành vi phạm tội, pháp luật hình sự phải giải thích và làm sáng tỏ một loạt các câu hỏi khi xác định bất kỳ một loại tội phạm cụ thể nào.

1. Mối quan hệ xã hội nào bị xâm phạm, đe dọa bị xâm phạm được luật hình sự bảo vệ? (khách thể của tội phạm)

2. Hành vi nguy hiểm cho xã hội được biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan như thế nào? (Mặt khách quan của tội phạm).

3. Thái độ tâm lý của chủ thể có hành vi nguy hiểm cho xã hội ấy ra sao, thực hiện bằng lỗi cố ý hay vô ý? (Mặt chủ quan của tội phạm)

4. Con người đó có bình thường hay không, có đạt độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự hay chưa? Nếu là pháp nhân thương mại phải đủ điều kiện quy định tại Điều 75, Điều 76 của BLHS năm 2015 (Chủ thể của tội phạm)

Khoa học hình sự nước ta cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khái quát và nêu ra thành 04 yếu tố cấu thành tội phạm. Đó là: 1. Khách thể của tội phạm; 2. Mặt khách quan của tội phạm; 3. Mặt chủ quan của tội phạm; và 4. Chủ thể của tội phạm.

Vậy, cấu thành tội phạm chính là sự tổng hợp những dấu hiệu khách quan và chủ quan đặc trưng không thể thiếu được của hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Khái niệm cấu thành tội phạm được hình thành trên cơ sở của khái niệm tội phạm. Khoa học luật hình sự dựa trên cơ sở đó phân chia ra khái niệm cấu thành tội phạm nói chung và khái niệm cấu thành tội phạm cụ thể.

Sau đây, là mô hình của cấu thành tội phạm nói chung:

z4710497724165 628aafa73aee6c2d542a71c96c68d22a

4.5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *