Nội quy lao động là gì?
6 bước xây dựng Nội quy lao động
Phân tích, đánh giá đặc thù doanh nghiệp
– Ngành nghề sản xuất, kinh doanh
– Tình trạng người lao động: số lượng, giới tính, …
– Yêu cầu đặc biệt của người sử dụng lao động
Soạn thảo Nội quy lao động
(1) Những nội dung thường có theo quy định pháp luật
Nội quy lao động quy định về quyền, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự tại nơi làm việc;
c) An toàn, vệ sinh lao động;
d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;
g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;
h) Trách nhiệm vật chất;
i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
(2) Những nội dung đặc thù của doanh nghiệp
Đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp, người sử dụng lao động thường đưa ra những yêu cầu chuyên biệt. Ví dụ: những yêu cầu riêng trong ngành y tế, giáo dục, xây dựng, môi trường, …
Ban hành nội quy lao động
Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Đăng ký Nội quy lao động
(1) Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
(2) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
(3) Hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm:
1. Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
2. Nội quy lao động;
3. Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
4. Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).
(4) Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 119 của Bộ luật này nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
(5) Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động.
Thông báo, phổ biến Nội quy lao động đến người lao động
Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
Tập huấn, hướng dẫn người lao động về Nội quy lao động
Xuyên suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động, Người sử dụng lao động nên tập huấn, hướng dẫn, giải thích cho Người lao động về các nội dung của Nội quy lao động. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa các rủi ro pháp lý, tranh chấp lao động có thể xảy ra.
Với Dịch vụ Luật sư tư vấn xây dựng Nội quy lao động, ThinkSmart sẽ giúp bạn …
Xây dựng, soạn thảo Nội quy lao động
Đại diện đăng ký Nội quy lao động
Đại diện, đồng hành phổ biến, hướng dẫn Người lao động về Nội quy lao động
Tư vấn quản lý rủi ro pháp lý, tranh chấp lao động
Thời điểm tốt nhất để kết nối với Luật sư của bạn là NGAY BÂY GIỜ !