Thừa kế theo di chúc là trường hợp người chết để lại di chúc hợp pháp thể hiện ý chí về việc định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Việc phân chia di sản của người chết được thực hiện theo nội dung di chúc.
Thừa kế theo di chúc hay Thừa kế theo pháp luật?
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Di chúc bị thất lạc
Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Quy định trên không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Thời điểm, Địa điểm và Thời hiệu
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm phát sinh quan hệ pháp luật thừa kế. Thời điểm mở thừa kế được xác định theo một trong hai trường hợp:
- Nếu xác định được thời điểm mà người để lại di sản chết thì thời điểm đó là thời điểm mở thừa kế.
- Nếu người để lại di sản bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người đó chết được xác định trong quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án; hoặc, nếu không có cơ sở xác định thời điểm người đó chết, là thời điểm quyết định tuyên bố cá nhân đã chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Địa điểm mở thừa kế là nơi mà tại đó các chủ thể trong quan hệ về quyền thừa kế thực hiện quyền và nghĩa vụ. Địa điểm mở thừa kế được xác định là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; hoặc, nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
6 bước phân chia di sản thừa kế
Xác định di sản thừa kế
Xác định tài sản mà người chết để lại để chia thừa kế, bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Xác định Quan hệ thừa kế
Xác định quan hệ thừa kế là chia thừa kế theo di chúc hay chia thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp người chết có di chúc hợp pháp thì di sản thừa kế được ưu tiên chia theo di chúc.
Xác định người thừa kế
Xác định tất cả những người được thừa kế theo di chúc, người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (đối với trường hợp chia thừa kế theo di chúc); xác định hàng thừa kế, người từ chối nhận di sản, người không được quyền hưởng di sản, người được thừa kế thế vị, …
Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, như nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ chịu phạt, nghĩa vụ thuế,… trừ những nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân người chết (ví dụ: nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con).
Phân chia di sản thừa kế
Phân chia di sản thừa kế của người chết để lại theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Đăng ký biến động tài sản
Đối với những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu như nhà, đất,… sau khi phân chia di sản thừa kế, người thừa kế phải làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Những lợi ích bạn nhận được khi sử dụng Dịch vụ Luật sư tư vấn Phân chia di sản thừa kế của ThinkSmart
Xác định đầy đủ điều kiện của người thừa kế
Nắm được đầy đủ quyền, nghĩa vụ của người thừa kế
Được Luật sư đồng hành, đại diện thực hiện từ A đến Z các thủ tục thừa kế và sang tên tài sản theo quy định pháp luật
Thời điểm tốt nhất để kết nối với Luật sư của bạn là NGAY BÂY GIỜ !