Ai là người có quyền yêu cầu ly hôn?

Thuận tình ly hôn hay Đơn phương ly hôn?

Thuận tình ly hôn là trường hợp vợ và chồng cùng yêu cầu ly hôn.

Đơn phương ly hôn là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên.

Những lợi ích bạn sẽ nhận được khi sử dụng Dịch vụ Luật sư tư Ly hôn nhanh của ThinkSmart

Luật sư đồng hành cùng Khách hàng sau ly hôn với các dịch vụ …

Yêu cầu cấp dưỡng, tăng tiền cấp dưỡng

Tranh chấp nghĩa vụ cấp dưỡng cho con là một vấn đề thường xảy ra và khó giải quyết sau ly hôn bởi hai bên thường không chung sống với nhau, và hạn chế giao tiếp. Sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng để góp phần cùng với người trực tiếp nuôi dưỡng con đảm bảo về các điều kiện phát triển tốt nhất cho con. Tuy nhiên, một số trường hợp, người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ, hoặc khi ly hôn bên nuôi con không yêu cầu cấp dưỡng nhưng sau đó vì các lý do mà có nhu cầu yêu cầu đối phương cấp dưỡng.

  • Nếu trong bản án, quyết định ly hôn không có nội dung về nghĩa vụ cấp dưỡng và mức cấp dưỡng thì bên đang trực tiếp nuôi trẻ có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bên kia thực hiện việc cấp dưỡng.
  • Hoặc nếu trong bản án quyết định có nêu về nghĩa vụ cấp dưỡng và mức cấp dưỡng nhưng nay bên đang trực tiếp nuôi trẻ thấy điều đó không còn phù hợp nữa thì cũng vẫn có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng đối với bên còn lại.
Yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con

Thay đổi người nuôi con sau ly hôn là một thủ tục được tiến hành sau khi vợ chồng đã ly hôn nhưng lại có sự thay đổi về việc ai là người trực tiếp nuôi con.

  • Khi ly hôn, vợ hoặc chồng do không đáp ứng đủ yêu cầu để nuôi con như về tài chính, điều kiện sinh hoạt, môi trường giáo dục,… nên không được nuôi con, nay đã đáp ứng đủ điều kiện nên muốn giành lại quyền nuôi con.
  • Vợ hoặc chồng được Tòa án trao quyền nuôi con nhưng đến nay do các lý do như điều kiện tài chính, hoàn cảnh gia đình,… mà không đủ điều kiện hoặc không muốn nuôi con nữa, muốn Tòa án yêu cầu đối phương trực tiếp nuôi con.
  • Khi ly hôn, con chưa đủ 36 tháng tuổi, quyền ưu tiên nuôi con được trao cho vợ, sau khi con đủ 36 tháng tuổi, chồng yêu cầu tòa án trao lại quyền trực tiếp nuôi con cho mình.
  • Khi ly hôn, con chưa đủ 7 tuổi, Tòa án quyết định vợ hoặc chồng là người nuôi dưỡng trực tiếp con, nay con đã đủ 7 tuổi, vợ hoặc chồng yêu cầu Tòa án phân chia lại người trực tiếp nuôi con dựa trên nguyện vọng của con.
Yêu cầu phân chia tài sản chung

Khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn là yêu cầu của vợ hoặc chồng khi quan hệ hôn nhân đổ vỡ, thường diễn ra trong các trường hợp sau:

  • Khi ly hôn vợ chồng không có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản, nhưng sau đó do không thỏa thuận được nên có yêu cầu Tòa án phân chia tài sản
  • Sau khi ly hôn, vợ hoặc chồng phát hiện ra còn tài sản là tài sản chung mà trước đó chưa biết, hoặc tài sản chung trước đó đã bị đối phương đem cho/tặng nên yêu cầu Tòa án chia tài sản chung đó.
Tách khẩu/Chuyển khẩu

Khi giải quyết các vụ việc ly hôn, Luật sư ThinkSmart nhận thấy có nhiều trường hợp Khách hàng bị gia đình nhà chồng/vợ gây khó dễ trong việc tách khẩu/chuyển khẩu sau ly hôn. Điều này không những làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của khách hàng mà còn ảnh hưởng đến “chính sách quản lý cư trú của nhà nước”.

Yêu cầu đối phương cho thăm, gặp con sau ly hôn

Sau khi ly hôn, con được Tòa án giao cho vợ hoặc chồng nuôi dưỡng, vợ hoặc chồng không cho gặp con sau khi ly hôn là tình trạng diễn ra phổ biến hiện nay. Người vợ hoặc chồng cản trở không cho đối phương thăm nom, chăm sóc con chung, việc làm này là không đúng với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, gây ảnh hưởng đến tình cảm của vợ hoặc chồng (người không trực tiếp nuôi dưỡng) đối với con cái, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ em.

Thời điểm tốt nhất để kết nối với Luật sư của bạn là NGAY BÂY GIỜ !

Tôi muốn nhận báo giá Luật sư tư vấn Ly hôn nhanh!